Xu Hướng Phát Triển Ngành Dệt May Việt Nam Trong Giai Đoạn Hội Nhập Kinh Tế

0345456567

Xu Hướng Phát Triển Ngành Dệt May Việt Nam Trong Giai Đoạn Hội Nhập Kinh Tế

    Xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam

        + Các công ty vốn đầu tư nước ngoài

    Có thể nói, trong ngành may mặc, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài với khả năng tài chính vượt trội chọn nước ta để đầu tư tập trung vào ngành dệt may. Theo thống kê, có đến hơn 25% các công ty may được cấp vốn ngoại tệ. Chúng ta là lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi có thuế suất thấp. Cùng với chi phí sản xuất, chi phí nhân công phù hợp, dự kiến lợi nhuận sau xuất khẩu sẽ tăng gấp 3 – 4 lần, đó chính là lý do Việt Nam được lựa chọn để phát triển ngành dệt may.

        + Lý do ngành dệt may Việt Nam trở thành xu hướng lựa chọn của các công ty nước ngoài

    Giá trị trong thời gian dài chính là lý đo tiên quyết để những công ty nước ngoài tận dụng thị trường Việt Nam để đầu tư cho ngành dệt may. Để nâng cao sự thịnh vượng đó, chúng ta cần nhìn nhận những ưu điểm, lợi thế của ngành như:

    -   Lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, kỹ năng tốt, khả năng tiếp thu nhanh và đặc biệt là chi phí lương cạnh tranh.

    -   Ngành dệt may Việt Nam đang được đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh chóng, chất lượng.

    -   Thị trường xuất khẩu ổn định, giá cả cạnh tranh, mang đến lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

    -   Mối quan hệ có sẵn với những khách hàng lớn trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu phân phối rộng rãi ra thị trường.

    -   Đi đôi với sự thân thiết của khách hàng, những sản phẩm may mặc của Việt Nam luôn nhận được sự công nhận về chất lượng, uy tín, giá thành.

    -   Việt Nam đang được hỗ trợ về mọi mặt bởi các hiệp định kinh tế, thương mại tự do với những thị trường tiềm năng.
     

    Hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới

        + Đổi mới công nghệ

    Điều tiên quyết trong bất cứ ngành hàng nào đó là công nghệ sản xuất. Dù vẫn đang phát triển ổn định những ngành dệt may Việt Nam vẫn cần áp dụng thêm những thiết bị, phần mềm công nghệ mới để phù hợp với xu thế hiện đại. Đặc biệt, với những công ty chuyên tư vấn giải pháp toàn diện như HOSHIMA, đây là sự lựa chọn để chủ đầu tư hội nhập, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như cải thiện năng suất lao động.

        + Nâng cao chất lượng nhân sự

    Với một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc, việc nâng cao tay nghề cho người lao động là công việc nên diễn ra hàng năm. Với những nhân công đã có thâm niên, họ nên được tiếp thu những cái mới hơn, giúp thời gian tạo ra sản phẩm nhanh chóng và đạt chất lượng tốt hơn. Với lực lượng nhân sự trẻ, đào tạo đầu vào cần được tổ chức một cách hệ thống, bài bản để họ có thể hòa nhập và bắt kịp những lao động đã có kinh nghiệm.
     

       + Vấn đề pháp lý

    Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang được ưu tiên phát triển, vì vậy việc cải cách những thủ tục pháp lý như thuế, hải quan, xuất khẩu nên được đơn giản hóa. Điều này góp phần tạo điều kiện cho nhiều công ty lớn đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa chúng ta cần đăng ký cho mình một thương hiệu riêng biệt, cùng với sự kết hợp của cơ quan chức năng trong việc rà soát, kiểm tra thị trường để chống nạn hàng giả, buôn lậu, trốn thuế.
     

       + Vị trí xưởng may

    Để giảm bớt chi phí vận chuyển cũng như tận dụng triệt để nguồn nhân lực, vị trí doanh nghiệp may nên được ưu tiên đặt tại những khu vực gần bến cảng, sân bay, sẵn sàng cho việc xuất khẩu. Hiện tại, những khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư để phát triển ngành may mặc. Với vị trí đắc địa cùng nguồn lao động dồi dào, chắc chắn đây vẫn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo trong thời gian sắp tới.

    Có thể thấy, bản thân ngành dệt may Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ khi liên tục được nâng cấp công nghệ, nhận lực, vốn,… Hơn nữa, với sự hòa nhập bằng những hiệp định thương mại mới đây, chắc chắn ngành may của chúng ta còn được phát triển hơn nữa. Bằng sự phát triển đó, hi vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ sánh ngang với công nghiệp may mặc thế giới và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội trong nước.

    Giải pháp tự động hóa phòng cắt Cosma mang đến giúp cải thiện quy trình sản xuất, vận hành trơn tru và nhanh hơn, loại bỏ thời gian bị ngừng hoạt động, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiều chi phí trong quy trình sản xuất. Giải pháp Cosma mang tới bao gồm: Máy cắt vải tự độngMáy nâng vải tự độngMáy trải vải tự độngMáy dán dán nhãn tự động và các bàn trải vải dùng trong nhà máy may: Bàn trải vải băng tảibàn trải vải công nghiệpbàn trải vải bằng hơi. Cùng với các phần mềm ngành may Cosma bao gồm: phần mềm CADphần mềm kỹ thuật số phòng cắtphần mềm lập kế hoạch cắt… giúp cho các dữ liệu sẽ được kết nối, liên kết giữa các bộ phận, từ đó bạn có thể dễ dàng theo dõi giám sát ở bất kỳ đâu: hiệu quả hoạt động của máy móc, của người lao động, năng suất, thông tin bảo trì, các sự cố và nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy….

    Hãy cải thiện năng suất nhà máy của bạn hôm nay! Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn! Đừng ngần ngại hãy liên hệ chúng tôi nhé. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành dệt may của mình, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp bạn phát triển các giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất, mang đến lợi ích và hiệu quả tốt nhất.

    0
    Zalo
    Hotline