Tìm hiểu quy trình nhuộm vải dệt

0345456567

Tìm hiểu quy trình nhuộm vải dệt

    Công nghệ dệt nhuộm là một ngành công nghiệp với quy trình dệt nhuộm bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất, thông thường quy trình dệt nhuộm đi qua ba công đoạn cơ bản là : Kéo sợi ; Dệt vải – Xử lý hóa học (Nấu, tẩy); Nhuộm – Hoàn thiện vải.

    a. Nhuộm vải dệt là gì?

    Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trong quy trình dệt vải. Nhuộm vải dệt là việc sử dụng thuốc nhuộm hóa học, hoặc nước nhuộm tự nhiên để tạo màu sắc cho sợi vải hoặc một tấm vải hoàn chỉnh. Nhuộm vải dệt cần phải được thực hiện đúng quy trình, nhằm đảm bảo độ bền, khả năng bám màu cũng như đảm bảo chất lượng cao nhất cho chất liệu.

    Việc nhuộm vải còn được thực hiện theo hai cách chính đó là nhuộm sợi vải trước khi dệt, hoặc sau khi dệt vải sẽ được nhuộm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nhuộm vải được áp dụng. Và dưới đây sẽ là một số phương pháp nhuộm vải đang được thực hiện, trong quy trình dệt vải và hoàn thiện sản phẩm.

    b. Các phương pháp nhuộm vải

    • Nhuộm nhúng: Nhuộm nhúng là cách nhuộm nhúng vải dệt vào dung dịch nhuộm. Theo cách này, vải sẽ được tiếp xúc với nước nhuộm trong một khoảng thời gian cố định. Và đây là cách nhuộm phù hợp với tất cả các loại vải.
    • Nhuộm độn: Nhuộm độn thực hiện tương tự như nhuộm nhúng. Sau khi vải đã tiếp xúc với nước nhuộm, việc tiếp theo sẽ ấn sợi dệt để nước nhuộm có thể thấm sâu vào bên trong từng thớ vải. Cách thực hiện này phù hợp với việc nhuộm vải số lượng lớn, và chuyên sử dụng cho vải dệt thoi.

    c. Quy trình nhuộm vải

    • Nhuộm vải bằng máy móc:

    Tại các xưởng nhuộm vải công nghiệp, sẽ sử dụng máy nhuộm thường áp và cao áp để nhuộm vải. Các máy nhuộm sẽ thực hiện việc nhuộm vải theo chương trình đã được cài đặt sẵn. Việc nhuộm vải bằng máy đảm bảo vải được nhuộm đều màu hơn, nâng cao độ bám, cũng như giúp vải lâu bị phai màu hơn. Không những vậy, việc nhuộm vải bằng máy móc còn giúp tạo ra sự đa dạng về mẫu mã cho sản phẩm.

    Nhuộm vải với máy nhuộm cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như: vải cần nhuộm, thuốc nhuộm, các chất phụ trợ, áp suất, dung tỷ nhuộm. Và cũng tùy theo từng loại vải, mà phương pháp nhuộm được tiến hành khác nhau. Vì vậy, Quy trình nhuộm vải cần được thực hiện bởi đội ngũ có tay nghề cao. Như vậy mới có thể tạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

    Và trước khi nhuộm vải, công nhân sẽ phải test màu sao cho màu được nhuộm có độ chính xác cao nhất theo yêu cầu. Sau khi đã xác định đúng công thức nhuộm màu, nó sẽ được sử dụng để nhuộm vải.

    Quá trình nhuộm vải bằng máy, sẽ được thực hiện theo phương pháp nhuộm gián đoạn. Và khi nhuộm, vải sẽ được ngâm trong dung dịch nước nhuộm trước. Sau đó thuốc nhuộm và vải cần nhuộm sẽ được đưa vào máy nhuộm. Thời gian nhuộm thường kéo dài từ 4 cho tới 18 tiếng (tùy vào từng loại vải).

    Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được giặt để loại bỏ toàn bộ tạp chất còn sót lại trên vải. Tiến hành làm khô vải bằng máy sấy chuyên dụng, nhiệt độ sấy từ 110 độ -130 độ C. Đối với những loại vải càng dày, thì cần phải chỉnh tốc độ sấy chậm hơn. Cuối cùng vải được đưa vào máy căng để hoàn tất. Máy căng sẽ được chỉnh nhiệt độ từ 130 độ C – 170 độ C.

    • Nhuộm vải thủ công:

    Đây là cách nhuộm vải sử dụng các cách thức truyền thống, không sử dụng máy nhuộm công nghiệp. Hiện nay cách nhuộm này chỉ được thực hiện tại một số làng nghề dệt vải. Và theo cách nhuộm này, cần có không gian rộng lớn để phơi khô vải nhuộm.

    Giai đoạn đầu tiên của việc nhuộm vải thủ công chính là nấu chuội. Nấu chuội là việc làm giúp cho vải cần nhuộm bỏ đi các tạp chất còn bám sót lại. Để nấu chuội, thợ nhuộm sẽ sử dụng xà phòng oleic hoặc bằng cách oxi hóa. Và đây cũng là bước làm để tẩy đi màu tự nhiên vốn có của sợi vải. Giúp cho vải khi nhuộm sẽ lên được màu sắc chính xác hơn.

    Sau khi đã tẩy đi màu tự nhiên của vải, người thợ sẽ tiến hành nhuộm vải. Và để tạo ra được màu sắc có chất lượng nhất, cần pha chế dung dịch màu nhuộm theo đúng tỷ lệ. Trước khi cho vải vào nhuộm, cần nấu dung dịch nhuộm này nóng lên đến 90 độ C. Khuấy đều dung dịch màu, và cho trực tiếp vài vào nồi nhuộm. Hoặc có thể cho vải chạy trên guồng quay, khi nhuộm sẽ quay guồng đều tay để vải thấm hết màu nhuộm.

    Dung dịch màu nhuộm có thể là màu nhuộm hóa học, hoặc có thể sử dụng màu nhuộm tự nhiên từ hoa quả, cây lá. Để màu nhuộm được đều hơn, vải không chỉ được nhúng màu một lần. Có thể nhuộm từ 2 đến 3 lần, cho đến khi nào màu sắc lên đúng và đều là được. Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được đem đi phơi khô tự nhiên trong không khí.

     

    0
    Zalo
    Hotline